Trở lại Hà Nội sau chuyến đi Côn Minh - Lệ Giang - Shangri-la hồi cuối tháng 9,ầnlễvàngTrungQuốcámảnhhướngdẫnviênViệhaikyuu season 1 Hoài Nam, hướng dẫn viên tiếng Trung, có vài ngày nghỉ ngơi bởi đa số công ty du lịch Việt năm nay không tổ chức đoàn sang quốc gia láng giềng trong kỳ nghỉ thường niên Tuần lễ vàng, kéo dài 8 ngày từ 29/9 đến 6/10, để tránh tình trạng đông đúc.
Nam từng dẫn đoàn đi Trung Quốc dịp Tuần lễ vàng năm 2018 (tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh) và năm 2019 (tuyến Côn Minh - Lệ Giang - Shangri-la). "Vô cùng đông, đừng bao giờ đi dịp đó", Nam nói.
Trung thu ở Trung Quốc có thể xem là cao điểm của Tuần lễ vàng bởi ngày này gắn với ý nghĩa "đoàn viên". "Bến tàu bến xe đông khủng khiếp, khó thở vì toàn người với người", Nam kể về trải nghiệm Trung thu ở đất nước tỷ dân.
Hướng dẫn viên này cho biết với tour đường bộ, các đoàn phải chờ 6-8 giờ mới qua được cửa khẩu. Thời gian nhập cảnh bằng đường không nhanh hơn nhưng "vẫn phải chờ khá mệt mỏi". Các điểm tham quan không phải nơi nào cũng đông nhưng nhà hàng luôn quá tải.
Nam kể khi dẫn khách đến nhà hàng, anh phải túc trực ở cửa nhà bếp để hỗ trợ lấy đồ ăn cho khách. Mỗi khi nhà bếp làm xong một món, Nam tự bưng bê vì nhà hàng không có đủ người phục vụ. Thời gian chờ đồ ăn khá lâu và thiếu chỗ ngồi.
Tại các điểm đến trong tuyến Lệ Giang - Shangri-la, Nam dễ kiểm soát khách hơn vì không quá rộng, khó đi lạc. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, anh "nghĩ lại vẫn thấy hoảng" vì đâu đâu cũng chỉ thấy người. Xe đưa đón đoàn hầu như không thể tiến sát điểm du lịch vì bị kẹt. Tài xế thường dừng xe cách xa 1-2 km và hướng dẫn viên phải dẫn khách đi bộ tới điểm tham quan.
"Với khách Việt, đi bộ khoảng 3 km hai chiều có thể khiến nhiều người thấy oải", Nam nói.
Kỷ niệm anh nhớ nhất trong là chuyến đi Thượng Hải năm 2018 với đoàn hơn 20 khách. Ở miếu Thành hoàng, khách có một giờ tự do khám phá. Quá thời gian tập trung một tiếng, hai khách là vợ chồng trung niên, không có sim điện thoại Trung Quốc để liên lạc chưa quay trở lại. Nam quyết định để hướng dẫn viên địa phương đưa đoàn tới nhà hàng trước còn mình ở lại tìm. Tuy nhiên, ba tiếng nữa trôi qua, anh vẫn không thấy hai khách đâu. Sau khi nhờ cảnh sát địa phương giúp, hai vị khách mới được tìm thấy trong trạng thái "tái mét, hốt hoảng".
Cả hai cho biết đã tìm đến cảnh sát nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, khi cảnh sát yêu cầu chỉ vào quốc kỳ để xác định quốc tịch, họ không thực hiện vì "sợ bị bắt", khiến việc xác định thông tin và tìm kiếm trở nên khó khăn hơn.
Nguyễn Văn Bình, hướng dẫn viên chuyên tour Trung Quốc của Tràng An Travel, cũng có chung cảm nhận với Hoài Nam về sự đông đúc trong Tuần lễ vàng ở Trung Quốc. Anh nói dòng người xếp hàng vào cổng soát vé ga tàu có khi kéo dài tới 1 km.
Việc chờ đợi, xếp hàng quá lâu khiến nhiều du khách mệt mỏi. Năm 2019, khi đoàn khách Việt tham quan núi tuyết Ngọc Long (gần thành cổ Lệ Giang), một thành viên nữ ngất xỉu khi đứng xếp hàng và phải đi cấp cứu. Du khách này bị thoái hóa đốt sống, không thể đứng quá lâu nhưng không thông báo trước với hướng dẫn viên về tình trạng sức khỏe.
"Ngày thường, đợi cáp treo lên núi tuyết không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, dịp Tuần lễ vàng, có khi phải chờ hơn 40 phút", Bình nói. Hướng dẫn viên cho biết nếu khách thông báo trước, anh có thể nhờ nhân viên an ninh hỗ trợ, cho đi đường ưu tiên để đảm bảo sức khỏe.
Bình khẳng định du lịch Tuần lễ vàng ở Trung Quốc ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách. Các điểm tham quan đông người, khiến "chỉ riêng việc chụp ảnh cũng khó khăn". Năm nay, công ty anh Bình không tổ chức tour Trung Quốc dịp này.
Một đơn vị lữ hành cho biết giới chức Trung Quốc kiểm soát chặt hồ sơ xin visa đoàn từ Việt Nam trong tháng 10 "gắt gao không thua gì xin visa Schengen hay visa Nhật Bản". Các đoàn khách Việt có khả năng bị từ chối 20-50% hồ sơ, thậm chí 100%.
"Nói chung tôi không dám dẫn tour những ngày này nữa", Nam nói.
Tú Nguyễn